Ông Bo Bo Hùng - cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Khánh Sơn giới thiệu đàn đá. Ảnh tư liệu: Đặng Tuấn/TTXVN
Phát biểu khai mạc, ông Cung Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa khẳng định, văn hóa tạo ra sức hấp dẫn cho du lịch. Thực tế, nhiều địa phương tìm cách tôn tạo, phát huy nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời xem đó như là những tài sản, công cụ đặc biệt nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Đối với lĩnh vực du lịch, du khách tìm kiếm trải nghiệm mới lạ ở những nơi có sự khác biệt về văn hóa, gồm: Thủ công mỹ nghệ, ngôn ngữ, truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật và âm nhạc, lịch sử điểm đến, công việc của cư dân, kiến trúc, Á Gà Trc Tip Campuchia Bình Lun_ Chuyên Gia Cược Gà Đá và Những Chiến Lược Thắng Lớn tôn giáo...
Tại Khánh Hòa, Cá Heo TV – Giải Trí Đỉnh Cao Với Nội Dung Đặc Sắc thời gian qua, Tầm Quan Trọng của Lý Lịch Minh Bạch và Cuộc Chia Ly Vô Hình trong Cuộc Sống Mỗi Ngày với những nét văn hóa của người dân địa phương đã làm nên điểm nhấn trong du lịch.
Ông Cung Quỳnh Anh thông tin, thời gian tới sẽ phát triển du lịch theo hướng hình thành các tour du lịch tìm hiểu di sản văn hóa truyền thống Khánh Hòa: Biểu diễn nghệ thuật đàn đá Khánh Sơn tại điểm du lịch cộng đồng Hòn Dung, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn; Khu di tích lịch sử quốc gia tàu không số trong điểm đến Du lịch cộng đồng tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa; căn cứ cách mạng Đồng Bò tại thành phố Nha Trang… Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công trình: Bảo tàng Trường Sa, Bảo tàng Khánh Hòa,tải go88 Bảo tàng Alexandre Yersin… sớm đưa vào hoạt động nhằm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Tại diễn đàn, đại biểu trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới như, việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương; văn hóa cách mạng; văn hóa ẩm thực; văn hóa đặc trưng sinh thái của hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh...
Một số tham luận đề cập giá trị cốt lõi văn hóa để phát triển du lịch theo hướng tiếp cận từ góc nhìn phát huy giá trị văn hóa làng nghề; phát huy giá trị văn hóa dòng họ; phát huy giá trị quần thể văn hóa truyền thống, lễ hội văn hóa dân gian… Đồng thời thảo luận làm rõ giải pháp xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Trầm Hương, Yến Sào để phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn mới.
Theo ông Bùi Mau, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa, giá trị cốt lõi nhất của văn hóa để phát triển du lịch vẫn là con người. Để giải quyết vấn đề này, các đại biểu đề xuất việc đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch phải được đặt lên hàng đầu, thậm chí “đặt hàng đào tạo nhân lực”. Ngoài ra, cốt lõi văn hóa để phát triển du lịch cần tạo điểm nhấn theo mô hình nghệ thuật biểu diễn và cần liên kết với các hình thức văn hóa khác tạo nên một sản phẩm du lịch trọn vẹn.
Về giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch từ góc nhìn xây dựng bản sắc văn hóa đặc trưng lễ hội, nhà nghiên cứu văn hóa Tứ Hải cho rằng, khi thực hiện nội dung này cần có cuộc trao đổi giữa cơ quan văn hóa, du lịch, nghệ nhân để có tiếng nói chung, đảm bảo mọi sự sáng tạo mới không đánh mất đi tính văn hóa địa phương Khánh Hòa. Đồng thời đầu tư tìm hiểu và phát triển đội ngũ lực lượng diễn viên cho lễ hội.
Ông Nguyễn Phước Bửu Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa kết luận diễn đàn nhấn mạnh, Ban tổ chức tiếp thu các ý kiến đề xuất, hoàn thiện gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét như một kênh tham khảo nhằm xây dựng, phát triển du lịch địa phương trong tình hình mới.